VUNGOCSON94.WAP.SH
|
Phân tích hình tượng con sông Đà hùng vĩ , dữ dội và thơ mộng trữ tình
I. Mở Bài
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa , uyên bác , cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống . Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút . Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” . Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông .
II . Thân Bài
1. Giới thiệu chung .
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” dược in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, NT còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”
Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới : chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.
2. Phân tích hình tượng dòng sông Đà .
Sông Đà ngay từ đầu đã cuốn hút Nguyễn Tuân bởi sự độc đáo, ngang tàn của nó.Vì thế Nguyễn Tuân đã dành tới hai lời đề từ để giới thiệu về dòng sông:
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”.
Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam, phải vượt qua nhiều triền núi đá hiểm trở, có dộ dốc cao. Lúc này lòng sông hpẹ, nứoc sông chảy xiết lại có nhiều ghềnh thác hiểm trở.Nói như Nguyễn Tuân, sông Đà lúc này như một loài thuỷ quái khổng lồ hung ác, nham hiểm, là kẻ thù số một của con người.Nhưng khi xuôi về phía hạ lưu, lòng sông Đà mở rộng, độ dốc không cao, nứơc sông chảy hiền hoà êm dịu nên lúc này con sông lại có một vẻ đẹp thơ mộng trữ tình.
Con Sông Đà được nhà văn NT cảm nhận từ 2 phương diện đối lập nhau. Đó là một con sông dữ dội hiểm trở đã từng gây biết bao tai hoạ cho con người nhưng đồng thời nó cũng có 1 vẻ đẹp thật thơ mộng, trữ tình.Mở đầu thiên tuỳ bút NT đã liệt kê một loạt những con thác hung dữ, tính từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuộc địa phận Hoà Bình.Trong số những con thác hung tợn đó, NT đã tập trung đặc tả một số con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm” giống như kẻ thù số 1 của con người.Nhưng cái đáng sợ của sông Đà đâu phải chỉ ở những cái thác hiểm trở mà còn thể hiện ở cái quang cảnh hùng vĩ, huyền bí va hoang sơ của dòng sông chạy giữa điệp trùng rừng núi của Tây Bắc.Ngòi bút miêu tả của NT thật linh hoạt, phóng túng giống như 1 nhà quay phim lão luyện.Có lúc NT miêu tả bao quát cả khung cảnh rộng lớn của sông Đà, có lúc ông lại đặc tả những hình ảnh tiêu biểu điển hình của con sông hung dữ. Đó là cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. “Mặt sông chỗ ấy chí lúc đúng ngọ mới có mặt trời” thẻ hiện độ cao của cảnh đá 2 bên bờ sông đã chắn hết ánh nắng, chúng không cho bất cứ tia nắng nào rọi chiếu xuống trừ lúc giuwac trưa. Nó vừ diễn tả được cái lạnh lẽo âm u của những khúc sông có đá dựng vách thành.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả con sông:”Lòng sông như 1 cái yết hầu”, “đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá sang bên kia vách”, “có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia”… Diễn tả sự nhỏ hẹp của lòng sông. Nguyễn Tuân không trực tiếp nói ra nhưng nhưng ai cũng có hiểu rằng ở chỗ đó đá chẹt lòng sông Đà như cái yết hầu nhất là con nai có thể vọt qua 1 cách dễ dàng.
Nguyễn Tuân tiếp tục khắc sâu ấn tượng độ cao của vách đá. Sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng 1 liên tưởng độc đáo, bất ngờ và thú vị khi nhà văn so sánh cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ với khoảng cách của đời sống chốn thị thành điểu này khiến cho những ai chưa có dịp được trải nghiệm cảm giác ngồi trong khoang đò qua quãng ấy có thể cảm nhận điều đó trong 1 hiện thực rất gần với mình. Để diễn tả cái vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông, NT không chỉ sử dụng thị giác mà ông còn kết hợp vận dụng những giác quan khác như thính giác, xúc giác đưa lại cho người đọc nhiều cảm xúc bất ngờ thú vị “ngồi trong khoang đò mà đi qua quãng ấy đang mùa hè cũng thấy lạnh cảm thấy như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấ vưa tắt phụt điện”.
Đó là “quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng , sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây”. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nhà văn biến con sông thành 1 kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn. Với thủ pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc lại được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp tạo nên âm hưởng dữ dội như vừa xô đẩy vừa hợp sức của gió, sóng và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên cuộn chảy dữ dằn. Cách ngắt nhịp câu văn phối hợp nhịp dài theo lối tăng tiến khiến cho những chuyển động của sóng gió và đá ngày càng lớn, càng bức thúc tạo nên 1 mối đe dọa thực sự với bất cứ người lái đò nào đi qua những ghềnh sông như thế.
Nguyễn Tuân đã hạ 1 câu chót để khẳng định sự hung bạo của con sông:”Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền”.
Tác giả phối hợp với các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, kể, tr bằng vốn liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ khiến cho những cái hút nước ấy hiện hình dưới nhiều góc độ khác nhau đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sự ghê gớm, độc ác của chúng. “cái hút nước giống như cái giếng bêtông”, “nước ở đây thở và kêu như cửa cố cái bị sặc”, “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Các từ”thở, kêu, ặc ặc, sôi” thể hiện cái cường lực ghê gớm của những cái hút nước. Bằng vốn sống phong phú, bằng chí tưởng tượng sáng tạo nhà văn tô đậm các mức độ khủng khiếp của cái hút nước qua hang loạt so sánh liên tưởng độc đáo. Nhà văn ví những con thuyền phải đi qua những vùng xoáy nước thật nhanh như ôtô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua 1 quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.
Tác giả còn tưởng tượng anh bạn quay phim táo tợn muốn truyền cảm giác lạ cho khan giả đã dũng cảm ngồi vào chiếu thuyền thúng rồi cho cả thuyền xuống tận đáy sông Đà để quay phim. Nguyễn Tuân đã sử dụng tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc có cái nhìn đa chiều về 1 hiện tượng.
Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới..Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Nhà văn đã nhân hóa con sông thành 1 sinh thể dữ dằn gào thét ghê sợ. Lúc thì oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn, chế nhạo cố khi nó rống lên như tiếng 1 con trâu mộng đang bị thiêu cháy trong rừng vầu, rừng tre, nứa. Nó đau đớn, dữ tợn.
Mỗi hòn đá là 1 tên lính ngỗ ngược nhăn nhúm sẵn sàng giao chiến 1 trận địa đá với những âm mưu nham hiểm đã được bày ra sẵn sàng dìm chết con thuyền. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ sự hùng vĩ và hung bạo của sông Đà hiện ra ở những dáng vẻ khác nhau. Tất cả đểu toát lên 1 vẻ hoang dại 1 sức mạnh thiên nhiên hùng vĩ. Đồng thời sông Đà còn có 1 tiềm năng thủy điện to lớn và đây chính là chất vàng của thiên nhiên.
Sự hung bạo của con sông Đà dưới diện mạo và tâm địa 1 kẻ thì số 1 của con người Con sông mà hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.
Sông Đà đâu chỉ lắm thác nhiều ghềnh đầy hiểm nguy cho người lái đò mà còn đậm nét thơ mộng, trữ tình: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một cách so sánh tài hoa, phong tình. Nước Sông Đà còn thay đổi theo mùa, trong đó đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.
Con Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, làm cho người đi rừng dài ngày vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.Sông Đà còn có những quãng, những không gian, những cảnh sắc đầy thơ mộng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Có những cảnh hoang vu, hoang sơ đến kì lạ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Cảnh sông Đà còn là những nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm. Trong lúc đang thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và tuyệt đẹp như thế, nhà văn bỗng cảm thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu, muốn được đánh thức bởi sự hiện diện của con người. Thiên nhiên tuy đẹp đấy nhưng hoang sơ, “tịnh không một bóng người”, một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà không có ai chăm sóc, mà dường như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng vắng lặng như thế mà thôi. Thật buồn tẻ! Từ quá khứ nhà văn trở về với hiện tại và hướng tới tương lai đẹp đẽ. Đất đai ở đây sẽ có con người khai phá, đường xá sẽ được mở, những ngôi làng thị trấn sẽ được mọc lên, khắp nơi đều đầy ắp tiếng cười nói của mọi người. Rõ ràng cảnh vật nếu không có con người thì vẫn chỉ là hoang sơ, tẻ nhạt mà thôi! Đang mộng mơ bên cảnh sông Đà, Nguyễn Tuân có mối giao cảm kì lạ với loài vật: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Ở đây dường như là con vật hỏi người hay chính là người đang say trong cảnh mộng mà tự hỏi mình. Cảnh sông Đà thơ mộng là thế, có những khoảng lặng diệu kì khiến con người ta rơi vào cảm giác thần tiên để rồi tiếng đập nước của đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi đuổi mất đàn hươu vụt biến đánh thức người đang mộng. Nguyễn Tuân đã dùng cái động để tả thật tài tình cái tĩnh lặng kì diệu. Trở về với thực tại, lênh đênh trên dòng nước xanh ngọc, nhà thơ có sự đồng điệu trong cảm xúc về sông Đà như Tản Đà khi trước: “Dải sông đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết”. Con sông Đà như một sinh vật có linh hồn, dòng nước trôi lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn, như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi. Con sông trở nên hiền hòa và thơ mộng, nó trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà cũng thật trữ tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là một quà tặng vô giá của thiên nhiên là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.
III . Kết bài
Trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” , nhà văn Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều thuạt ngữ của các ngành nghề khác nhau nhằm miêu tả vẻ hùng vĩ , thơ mộng của con sông Đà và mở ra bao liên tưởng độc đáo , bất ngờ trong tâm trí người đọc . Qua đó , ta thấy được tài hoa , vốn văn hoá uyên thâm và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân . Đồng thời ta còn thấy được cảm hứng ngợi ca , tự hào về chất vàng thiên nhiên , về giang sơn gấm vóc Việt Nam của tác giả.

Biên Soạn: Sk_pr0 12D
>> Trang Chủ

Polly po-cket